Hợp đồng mua bán nhà là chứng cứ quan trọng nhất khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, trong mối quan hệ hợp đồng giữa người bán và người mua thì người mua lại chính là bên chịu nhiều rủi ro hơn. Vì khi kí hợp đồng mua chung cư, các chủ đầu tư thường đưa ra các hợp đồng mẫu được soạn sẵn, lồng vào đó là các điểu khoản có lợi cho họ, và bên mua thường không nhận được điều đó.Vì thế, những điều quan trọng trong hợp đồng mà bên mua cần biết để giảm thiểu rủi ro về sau, đó là:
Hình thức hợp đồng.
Hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản, có công chứng, chứng thực
Nôi dung hợp đồng.
Hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng song vụ. Chính vì vậy mà bên mua và bên bán nhà ở đều có quyền nghĩa vụ đối nhau. Bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận nhà đã mua đúng thời hạn các bên đã thỏa thuận, ngược lại bên mua cũng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền mua nhà ở đúng thời hạn, địa điểm và phương thức các bên đã thỏa thuận. Bên mua nhà cũng có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao đúng nhà đã bán.
Về nguyên tắc, nội dung của hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau.
Các điều khoản về cách giải thích hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng không có các điều khoản về khái niệm, giải thích thuật ngữ và khi điều khoản của hợp đồng có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau thì phải chọn cách giải thích phù hợp nhất, khoa học nhất để giải thích cho từng trường hợp cụ thể.
Các điều khoản liên quan đến phát sinh tranh chấp
Lựa chọn Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp nếu xảy ra tranh chấp. Thông thường là Tòa án nơi căn hộ đó tọa lac.
Giá cả – Điều khoản thanh toán.
Người mua nên chú ý đến giá mua bán được ghi trong hợp đồng, ghi rõ cả số và chữ.
Người mua nên xác nhận lại thời gian giao tiền, căn hộ được xây đến thời điểm nào thì tương ứng số tiền được giao là bao nhiêu.
Điều kiện về đặt cọc.
Hai bên thỏa thuận bên mua sẽ đặt cọc trước cho bên bán với số tiền là bao nhiêu để đảm bảo sẽ mua nhà và phải được thể hiện tại hợp đồng đặt cọc
Số tiền đặt cọc này sẽ được chuyển thành tiền mua nhà và khấu trừ vào đợt thanh toán đầu tiên (chia làm mấy đợt để thanh toán).
Tiền đặt cọc có thể được chia làm nhiều lần hoặc thực hiện một lần.
Bên mua có quyền đưa ra điều khoản: Sau khi nhận tiền đặt cọc, nếu bên bán thay đổi ý kiến, không bán cho bên mua nữa thì phải hoàn trả cho bên mua số tiền (do bên mua đưa ra, hợp lý) số tiền đặt cọc mà mình đã nhận. Ngược lại, nếu bên mua thay đổi ý kiến, không mua nhà nữa thì phải chịu mất tiền cọc.
Điều khoản chung cho hai bên.
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng này. Những tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này đều sẽ được giải quyết dựa trên sự hợp tác, cùng có lợi.
Hai bên sẽ lựa chọn Tòa án để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra và không tự giải quyết được.