Những rủi ro pháp lý nào nhà đầu tư hay gặp phải nhất khi “bỏ tiền” vào bất động sản?

Theo các chuyên gia BĐS, không ít trường hợp nhà đầu tư (NĐT) không tìm hiểu kỹ pháp lý dự án BĐS trước khi “xuống tiền” đã phải chấp nhận rủi ro trên chính tài sản sở hữu của mình.

Các chuyên gia đã chỉ ra những trường hợp rủi ro pháp lý hay xảy ra nhất trên thị trường BĐS hiện nay, bao gồm:

Chủ đầu tư chưa được phép bán mà đã bán

Nhiều CĐT tìm các cách khác nhau để “lách luật”, trong đó cách phổ biến nhất hiện nay trên thị trường căn hộ đó là: Dự án chưa xây xong phần móng, chưa được cấp phép xây dựng nhưng CĐT đã rao bán và nhận cọc của NĐT, với số tiền cọc từ 5-10% tổng giá trị BĐS.

Đáng nói, rất nhiều NĐT sẵn sàng bỏ tiền ra để đặt cọc, đặc biệt đối với những dự án có vị trí tốt hoặc CĐT uy tín. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, hoạt động này không trái luật nhưng tiềm ẩn rủi ro với NĐT.

Cụ thể, CĐT không có khả năng triển khai dự án hay không nhận được giấy phép xây dựng thì khả năng đòi lại tiền đặt cọc của NĐT không phải dễ. Thậm chí, nếu NĐT mang ra tòa để kiện CĐT thì thông thường NĐT sẽ ở thế yếu hơn, khó đòi lại tiền.

Dự án có được bảo lãnh ngân hàng không?

Theo điều kiện bán nhà thì một dự án bắt buộc phải được một ngân hàng bảo lãnh. NĐT có quyền yêu cầu CĐT trình giấy bảo lãnh của ngân hàng. Thế nhưng, dường như các NĐT và người mua BĐS hiện nay không quan tâm đến điều này. Theo các chuyên gia BĐS, NĐT nên đòi hỏi những yếu tố về pháp lý đối với CĐT dự án nhằm tránh những rủi ro sau này.

Chưa xong phần móng đã ký hợp đồng mua bán chính thức

Đây cũng là một rủi ro mà NĐT hay gặp phải khi mua BĐS. Theo các chuyên gia, người mua nên trực tiếp đến xem dự án để xác nhận có đúng dự án đã được khởi công hay chưa, đã được làm móng xong chưa mới nên ký hợp đồng mua bán chính thức.

Hiện nay có rất nhiều CĐT đặt văn phòng bán hàng tại địa điểm khác với địa điểm dự án họ đang xây dựng hoặc nhà mẫu đặt ở một dự án khác. Hầu hết giao dịch mua bán diễn ra ở văn phòng. Nhiều trường hợp người mua chưa hề đặt chân tới khu vực dự án triển khai, nên rủi ro về pháp lý dự án rất dễ xảy ra.

Thiếu thẩm định thông tin dự án

Chuyên gia cá nhân Phan Công Chánh cho rằng: Hiện nay, có 12 bên có thể can thiệp vào quá trình mua bán BĐS. Tuy nhiên, có một thực tế là những NĐT cá nhân thường lại không thậm định thông tin dự án trước khi “xuống tiền”.

Đa số NĐT cho rằng, nếu mua dự án của CĐT uy tín thì sinh lợi không cao nên đa phần họ bỏ qua vấn đề pháp lý và chấp nhận mua những dự án đơn lẻ, rủi ro cao.

Ông Chánh đưa ra lời khuyên:,NĐT nên đọc hiểu các Luật kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Xây Dựng trước khi tìm hiểu mua BĐS; đối với phân khúc nhà phố, đất nền phải có sổ đỏ mới nên mua hoặc phải có kỹ năng đọc hiểu các thông tin trên sổ. Có như vậy, NĐT mới hạn chế được khoảng 90% rủi ro.

Nhiều người đứng tên trên một sổ đó

Đây là 1 rủi ro nhiều người gặp phải và dẫn đến tranh chấp về sau, đặc biệt ở loại hình đất nền riêng lẻ hoặc đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư. Theo bà Dung, nếu mua BĐS từ một sản phẩm có sổ đỏ do nhiều người đứng tên chung thì phải có sự đồng thuận của tất cả những người có tên trên sổ.

Không ít trường hợp, người bán đưa giấy ủy quyền giả cho người mua. Người mua đinh ninh là đã sở hữu được toàn bộ mảnh đất mua nhưng thực tế chỉ sở hữu một phần vì một số người đứng tên trên sổ không đồng ý bán. Từ đó dẫn đến tranh chấp lâu dài về sau.

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh